Page 321 - Kỷ yếu hội thảo khoa học lần thứ 12 - Công nghệ thông tin và Ứng dụng trong các lĩnh vực (CITA 2023)
P. 321
Võ Văn Hoàng, Phan Thị Lan Anh 305
Trong đó, SF là hệ số trải phổ (7- 12), BW là băng thông (Hz), CR là tỷ lệ mã hoá biểu
thị tỷ lệ các bit được truyền thực sự mang thông tin và số bit được thêm vào để sửa lỗi
trong quá trình điều chế/giải điều chế (CR = 1, 2, 3 hoặc 4) [11].
Hình 5. ToA trong LoRa
2.5 Ảnh hưởng của SF đến Rb và ToA
Hình 6. Kết quả ảnh hưởng của SF đến và ToA
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng ngôn ngữ lập trình Python để trực quan
hóa tác động của hệ số trải phổ (SF) đến tốc độ truyền dữ liệu (R b) và thời gian truyền
(ToA) trong truyền thông LoRa. Để trình bày rõ hơn về sự tác động của SF đến R b, các
thông số được thiết lập với băng thông là 125 kHz và Coding Rate (CR) là 1. Để phân
tích tác động của SF đến ToA, các thông số được thiết lập bao gồm độ dài preamble là
8, explicit header được kích hoạt, CRC được kích hoạt, độ dài payload là 10 bytes,
CR = 1, và băng thông là 125 kHz. Giá trị SF thay đổi lần lượt từ SF=7 đến SF=12.
Từ kết quả mô phỏng kết hợp với lý thuyết [10] đã chỉ ra rằng, khi SF càng lớn,
khoảng cách truyền tin càng xa, và khả năng gói tin bị lỗi sẽ giảm. Tuy nhiên, cũng làm
tăng thời gian truyền ToA và làm giảm tốc độ truyền gói tin, như được minh họa ở
Hình 6.
Vì vậy, vấn đề này cần được chú ý để đảm bảo độ tin cậy của các gói tin trong quá
trình thực nghiệm hệ thống mạng LoRaWAN. Thực tế cho thấy các SF lớn thường được
ưu tiên sử dụng hơn các SF nhỏ trong mạng LoRa (trong phạm vi của bài báo này,
nhóm tác giả đã sử dụng giá trị SF=9).
ISBN: 978-604-80-8083-9 CITA 2023