Page 319 - Kỷ yếu hội thảo khoa học lần thứ 12 - Công nghệ thông tin và Ứng dụng trong các lĩnh vực (CITA 2023)
P. 319
Võ Văn Hoàng, Phan Thị Lan Anh 303
liệu trong LoRa. Trong quá trình giải điều chế, FEC được sử dụng để giúp phát hiện và
sửa chữa lỗi dữ liệu. Việc sử dụng FEC làm giảm tốc độ truyền tải dữ liệu, tuy nhiên
đảm bảo rằng dữ liệu được chuyển tiếp với độ chính xác cao hơn [10, 11].
Hình 1. Quá trình truyền tải dữ liệu trong LoRa
2.2 Hệ số trải phổ (SF - Spreading Factor)
Hệ số trải phổ (SF) là tỷ lệ giữa tốc độ ký hiệu (symbol rate) và tốc độ chip (chip rate).
Hệ số trải phổ tỷ lệ thuật với SNR, độ nhạy, phạm vi truyền tin, và thời gian phát sóng
của gói tin (packet) [4]. Số lượng chips trên mỗi symbol được tính là 2 . Ví dụ:
SF = 7 thì có 127 chips/symbol được sử dung [10, 11].
2.3 RSSI và SNR
Hình 2. RSSI trong LoRa Hình 3. SNR trong LoRa
RSSI được minh hoạ ở Hình 2 và đo bằng dBm. Giá trị RSSI sử dụng để đo mức độ
“nghe” tín hiệu của người nhận từ người gửi. Phạm vi giá trị RSSI thường dao động từ
-120 dBm (tín hiệu yếu) đến -30 dBm (tín hiệu mạnh) và giá trị càng gần 0 thì tín hiệu
càng tốt [10]. Công thức tính toán giá trị RSSI trong truyền thông LoRa được mô tả bởi
như sau:
( ) = − 10 ( ) (1)
Trong đó, là công suất phát ban đầu (mW), d là khoảng cách giữa thiết bị phát và
thiết bị thu (mét), λ là bước sóng của tín hiệu (mét).
SNR là tỷ lệ giữa tín hiệu công suất nhận được và công suất nhiễu nền, được minh
hoạ ở Hình 3. Nhiễu nền (noise floor) là một khu vực của tất cả các nguồn tín hiệu gây
nhiễu không mong muốn như tín hiệu từ các thiết bị điện tử, tín hiệu từ sóng radio, và
các tín hiệu khác có thể gây nhiễu và ảnh hưởng đến chất lượng truyền tải dữ liệu. Tuy
nhiên, tín hiệu LoRa có thể hoạt động dưới mức nhiễu nền, được minh hoạ ở Hình 4.
Giá trị SNR điển hình từ -20dB đến +10dB (tín hiệu nhận được ít bị hỏng hơn) [10].
Công thức tính toán giá trị SNR trong truyền thông LoRa được mô tả như sau:
ISBN: 978-604-80-8083-9 CITA 2023